K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Động vật thích nghi với môi trường đới lạnh

* Cấu tạo

+ Bộ lông dày giúp giữ nhiệt cho cơ thể.

+ Mỡ dưới da dày giúp giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.

+ Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù.

* Ý nghĩa thích nghi : 

+ Giúp động vật ở môi trường này thêm phong phú , góp vai trò lớn cho sự đa dạng sinh học ở môi trường này .

Động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng .

* Cấu tạo:

+ Chân dài giúp hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.

+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày giúp đi không bị lún, đệm thịt chống nóng.

+ Bướu mỡ lạc đà giúp dự trữ mỡ, nước, trao đổi chất.

+ Màu lông nhạt giống màu môi trường giúp lẩn trốn kẻ thù. 

* Ý nghĩa thích nghi : 

+ Giúp động vật ở môi trường này thêm phong phú , góp vai trò lớn cho sự đa dạng sinh học ở môi trường này .

 

nền văn hóa Ấn độ ảnh hướng đến rất nhiều khu vực, nổi bật trong đó là khu vực Đông Nam Á.

Những ảnh hưởng có thể kể đến như tôn giáo, chữ viết, văn hóa,...

nền văn hóa Ấn độ ảnh hướng đến rất nhiều khu vực, nổi bật trong đó là khu vực Đông Nam Á.

Những ảnh hưởng có thể kể đến như tôn giáo, chữ viết, văn hóa,...

Trình bày các đặc điểm tự nhiên khác của môi trương: đới ôn hòa, đới lạn, môi trường hoang mạc và vùng núi:a, Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòab, Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh9, Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa(hoạt động công nghiệp, nông nghiệp) trình bày hoạt động kinh tế của con người ở...
Đọc tiếp

Trình bày các đặc điểm tự nhiên khác của môi trương: đới ôn hòa, đới lạn, môi trường hoang mạc và vùng núi:

a, Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa

b, Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường hoang mạc, môi trường đới lạnh

9, Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa(hoạt động công nghiệp, nông nghiệp) trình bày hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa?

10, Nét đặc trương của đô thì ở đới ôn hòa là gì? nêu những vấn đề xã hội náy sinh ở đới ôn hòa khi các đo thig phát triển quá nhanh và nêu biện pháp giải quyết?

11, cho biết đặc điểm kinh tế ở các moi trường: đới lạnh, hoang mạc và vùng núi

a, Hoạt động knh tế ở đây bao gồm những ngành nào?

b, dặc điểm của các hoạt động kinh tế đó?

12, Các vấn đề đặt ra về môi trường: đới ôn hòa, đới lạnh, hoang mạc và vùng núi là gì?

giúp mk đi. năn nỉ đó. mk tik cho

0
29 tháng 11 2016

1. Hoang mạc phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.

2.

- Hoang mạc:

+ Thực vật: thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Một số loài rút ngắn chu kì sinh trưởng. Một số khác, lá biến thành gai hay bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước, một vài loài dự trữ nước trong thân cây (xương rồng) hay cây có thân hình chay. Phần lớn các loại cây có thân thấp lùn nhưng có bộ rễ to và dài để hút nước sâu dưới đất.

+ Động vật: sống vùi mình trong cát hoặc các hốc đá. Chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm . Có khả năng chịu đói khát và đi xa để tìm thức ăn, nước uống (linh dương, lạc đà, đà điểu...)

- Đới lạnh:

+ Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, ở những thung lũng kín gió, cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y...

+ Động vật: thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,...) hay bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,...). Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp...

chúc bạn học tốt

3 tháng 12 2016

1.

Hoang mạc trên thế giới phân bố chủ yếu ở dọc theo hai đường chí tuyến.
Nguyên nhân : Khu vực chí tuyến là nơi áp cao có lượng mưa rất ít nên dễ hình thành hoang

2.

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,...), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).

 


 

 

 

19 tháng 10 2016

hoang mạc : Cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao. Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ hoá ngày và năm lớn.

+vùng núi : ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

 

 

7 tháng 1 2022

Tham khảo bạn nhe:

+ Thực vật: thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng. Một số loài rút ngắn chu kì sinh trưởng. Một số khác, lá biến thành gai hay bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước, một vài loài dự trữ nước trong thân cây (xương rồng) hay cây có thân hình chay. Phần lớn các loại cây có thân thấp lùn nhưng có bộ rễ to và dài để hút nước sâu dưới đất.

+ Động vật: sống vùi mình trong cát hoặc các hốc đá. Chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm . Có khả năng chịu đói khát và đi xa để tìm thức ăn, nước uống (linh dương, lạc đà, đà điểu...)